Thời kỳ nhạy cảm tập viết (3.5 – 4.5 tuổi)
Ở trường các bé học mẫu giáo lớn được các cô giáo dạy tập viết chữ và viết số, về nhà ba mẹ dựa vào bài của cô đã dạy kèm và ôn thêm cho con. Ở giai đoạn này để giúp con tập viết đều đặn, tròn vành rõ chữ đều phải trải qua một giai đoạn dài đầy gian khổ để có thế uốn nắn con làm quen với sự uyển chuyển của bàn tay và cách cầm bút. Với độ tuổi của con còn ham chơi và cách cầm bút cũng không chính xác, bàn tay gần như không nghe theo mệnh lệnh nên việc con viết ra những con chữ hoặc con số cứ xiêu xiêu vẹo vẹo, không thẳng hàng ngay lối là điều lẽ tự nhiên. Vì thế, ba mẹ hãy kiên nhẫn cùng con vượt qua sợ hãi và khó khăn bằng cách hướng dẫn con tự chủ, tự giác học thông qua:
- Các phương thức dạy khoa học và cổ vũ tinh thần tán thưởng khả năng viết của con.
- Cho con làm quen với nhiều chủ đề gợi mở xoay quanh cuộc sống thực tế.
- Tích cực cho con chơi các trò chơi giúp các ngón tay linh hoạt hơn, tăng giác quan, động tác cơ thể, …
Để việc tập viết không còn là gánh nặng của con, ba mẽ hãy tạo mọi điều kiện để con cảm thấy được rằng viết chữ thật thú vị. Con sẽ dễ dàng hình thành được thói quen, nắm bắt chuyện tập viết một cách đơn giản và thuận lợi, vượt qua thời kỳ nhạy cảm với việc tập viết nhé.
Thời kỳ nhạy cảm tập đọc (4.5 – 5.5 tuổi)
Sau khi nắm bắt kỹ năng tập viết rồi con sẽ nhanh chóng chuyển sang thời kì tập đọc. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ và độ tuổi 4.5 – 5.5 tuổi là giai đoạn nhạy cảm để con hình thành nền tảng đọc, nhận diện mặt chữ tốt nhất, thúc đẩy việc nâng cao tri thức, tư duy sáng tạo, tưởng tượng và khả năng tổng hợp của con trên các phương diện: ngôn ngữ, xã hội, nhận thức.
Đừng đợi con lớn hơn mới cho con tiếp xúc với các loại sách, tùy theo độ tuổi ba mẹ nên cho con tiếp xúc, chơi đùa, học tập với các loại sách phù hợp, để con nảy sinh hứng thú tự nhiên với sách từ sớm, khơi gợi được tiềm năng đọc của con:
- Sách là bạn tốt của con, ba mẹ hãy đọc cho con nghe nhiều câu chuyện phù hợp với lứa tuổi.
- Dành 30 phút mỗi ngày rèn kỹ năng nói chuyện, diễn đạt, kỹ năng nghe và tập đọc với con.
- Hãy đặt ra những câu hỏi và khuyến khích trẻ phản hồi bằng cách tự đặt câu hỏi và trả lời.
- Chuẩn bị môi trường học chữ sẽ giúp con liên hệ các chữ cái và cách đọc từ những chủ đề xoay quanh cuộc sống, giải đáp được sự tò mò, tạo hứng thú hơn mỗi khi con khám phá thêm nhiều điều mới mẻ.
- Thỏa mãn nhu cầu đọc sách của con có lợi cho việc tăng khả năng đọc và viết. Điều tuyệt vời là khi trẻ tập đọc và viết sẽ tác động qua lại, bộ nhớ não sẽ tiếp nhận thông tin về các chữ, từ, ý nghĩa và ấn tượng ghi nhớ sâu. Chăm chỉ đọc giúp trẻ tránh tình trạng quên chữ, con sẽ có tâm lý ưa thích việc rèn luyện viết chữ hơn.
Tuy nhiên cha mẹ không nên ép con đọc và viết quá sớm mà hãy dựa theo tâm lý của trẻ để sắp xếp. Có những bạn thích đọc hơn viết, hoặc có bạn thích viết hơn đọc nên ba mẹ cần khoa học bố trí khối lượng và thời gian đọc viết phù hợp, tránh tình trạng làm con chán nản ảnh hưởng đến phản xạ và tư duy.
Hy vọng thông tin hữu ích này sẽ giúp ba mẹ bổ sung thêm một chút kiến thức nhỏ trong quá trình hỗ trợ cho con.
Thấu hiểu tâm lý trẻ và các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ nêu trên, 8A luôn chú trọng tới các thời điểm “vàng” của trẻ để khơi gợi tiềm năng sẵn có và mang tới cho con một môi trường sẵn sàng để phát triển ngôn ngữ tốt nhất.
- Ba Mẹ đang quan tâm tìm môi trường cho con học Toán – Tiếng Anh – Khoa học dành cho con ở độ tuổi từ 5 – 6, tại 8A vẫn đang tuyển sinh liên tục.
- Hoặc nếu muốn đăng ký kiểm tra sức khỏe học thuật hoặc tư vấn về lộ trình học dành cho con từ 5 -16 tuổi vui lòng liên hệ/inbox đến 8A để nhận thông tin lớp và ưu đãi cho các khóa học nhé ạ.